Tranh nghệ thuật trừu tượng

Tranh nghệ thuật trừu tượng

Si Cuisine & Mixology 19/10/2020 1316
Nghệ thuật trừu tượng là một trào lưu nghệ thuật của thế kỷ 20, vào những năm 1910 đến 1914. Nghệ thuật trừu tượng sử dụng ngôn ngữ thị giác từ hình dạng, khuôn mẫu, màu sắc và đường nét để tạo nên tác phẩm có thể tồn tại độc lập với những tham khảo có thực từ thế giới. 

Không ít người có cái nhìn lệch lạc về nghệ thuật trừu tượng, bởi đa số chúng ta thường tìm kiếm những điều thực tế, cụ thể, những thứ ta có thể xác định, có thể gọi tên. Vì lẽ đó, việc hiểu nghệ thuật trừu tượng thuần túy, với những chủ đề phi hình dạng, phi nhận thức, màu sắc cùng đường nét không tuân theo bất cứ quy tắc nào, có thể là một thách thức. 

Cảm nhận tranh trừu tượng sẽ không ai giống nhau mà tùy vào khả năng và óc sáng tạo của riêng từng người. Nó đòi hỏi người thưởng thức phải huy động nhiều tới trực giác, sự sâu lắng của tâm hồn khi đứng trước nó. Phần lớn tranh trừu tượng tạo hình khá đột phá, kỹ thuật hoàn hảo và biểu cảm mãnh liệt, tất cả phá bỏ mọi quy cách, giới hạn ở thời điểm đó để hòa nhập cá tính riêng biệt của họa sĩ cùng sự hội nhập dưới thời đại mới. Hay nói một cách đơn giản tranh trừu tượng phá bỏ mọi quy luật trong mỹ thuật, ý nghĩa của nó không thể nhìn bằng mắt thường để soi các chi tiết ảnh để hiểu mà phải dùng bằng tâm, tĩnh tâm và đặt mình vào tranh khi đó bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của những bức tranh trừu tượng đẹp. Cũng giống người ta thưởng thức nó như bản nhạc không lời mà không đòi hỏi phải hiểu nó đang thể hiện hay mô tả về chủ đề gì.

Hai xu hướng tồn tại song song trong trường phái trừu tượng

Tranh trừu tượng trữ tình

Không giống với trừu tượng hình học, trừu tượng trữ tình không chỉ không biểu hiện thế giới “thấy” mà còn không sử dụng cả những hình khối rõ ràng. Mỗi nghệ sĩ tự tạo ra cho mình một ngôn ngữ riêng. Việc thể hiện cảm xúc và tính cách của người nghệ sĩ mà không hề bị bó buộc vào bất kì một lý thuyết hay quy tắc nào. Cũng vì vậy mà các tác phẩm trừu tượng trữ tình thường tạo cảm giác tự do và “phiêu” hơn. Và người sáng tạo ra trường phái trừu tượng, Vasily Kandinsky, chính là đại diện của xu hướng này trong giai đoạn trước Thế chiến thứ hai.

Tranh trừu tượng hình học

Là một hình thức nghệ thuật trừu tượng dựa trên việc sử dụng các hình dạng hình học, màu sắc, nhằm truyền đạt cảm xúc một cách trực tiếp hơn. Mặc dù thể loại này đã được phổ biến rộng rãi bởi các nghệ sy tiên phong vào đầu thế kỷ XX, nhưng các hoạ tiết tương tự đã được sử dụng trong nghệ thuật và trang trí thời cổ đại. Mang tinh thần trừu tượng hình học, có nhiều trào lưu nổi lên trong giai đoạn đó như Chủ nghĩa xây dựng, (constructivism), chủ nghĩa tối thượng (suprematism), chủ nghĩa tia sáng (rayonism).

Trừu tượng cho thấy một bước chuyển khởi đầu từ thực tế trong mô tả hình ảnh của mỹ thuật. Sự trừu tượng tồn tại trong một chuỗi liên tục. Ngay cả nghệ thuật nhằm đạt được mức độ cao nhất cũng có thể được coi là trừu tượng, ít nhất là theo lý thuyết, vì sự thể hiện hoàn hảo là không thể nắm bắt. Tác phẩm nghệ thuật có thể tự do, những thay đổi ví dụ như màu sắc và hình thức rõ ràng, có thể nói là trừu tượng một phần. Trừu tượng hoàn toàn là không có dấu vết của bất kỳ tham khảo thực tế nào có thể nhận biết được. Ví dụ, trong trừu tượng hình học, người ta không thể tìm thấy các tham chiếu đến các thực thể tự nhiên. Nghệ thuật hình tượng và nghệ thuật trừu tượng tổng thể giống như hai mặt của đồng xu, chúng loại trừ lẫn nhau. Nhưng lối vẽ hình tượng và cụ tượng (hay tả thực) nghệ thuật thường vẫn chứa một phần trừu tượng.

Cả hai lối vẽ: trừu tượng hình họctrừu tượng trữ tình đều thuộc trừu tượng hoàn toàn. Có rất nhiều phong trào nghệ thuật thể hiện sự trừu tượng một phần có thể kể đến là trường phái dã thú, trong đó màu sắc được làm nổi bật và cố ý biến đổi so với thực tế, và trường phái lập thể - thay đổi táo bạo hình thức của các vật thể được miêu tả.

Loading...